Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa rất gần gũi với đời sống tâm linh của người Việt. Tuy nhiên rất nhiều người gặp khó khăn khi chuyển nhà và không biết thủ tục chuyển bàn thờ Thần Tài, Ông Địa như thế nào. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Ý NGHĨA BÀN THỜ THẦN TÀI, ÔNG ĐỊA
Ông Địa là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người, các loại gia súc trong xóm làng, mang đến mùa màng bội thu. Ông Địa mang dấu ấn của thời kinh tế nông nghiệp. Trong khi đó, Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Chính vì vậy mà người ta thường lập bàn thờ chung để cúng hai vị thần Ông Địa – Thần Tài quanh năm nhưng vào ngày tết thì việc cúng lễ được coi trọng hơn.
Thần Tài – Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ chung một chiếc bàn thờ nhỏ, đặt ở dưới đất, ở một góc nào đó ở trong nhà. Bàn thờ này thường làm bằng gỗ, có kích thước nhỏ. Theo phong thủy thì bàn thờ Thần Tài – Ông Địa nên đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, dựa vào tường để tạo sự vững chắc, tạo nên sự vững chãi về kinh doanh và cuộc sống bạn.
Không chỉ những ngày Tết người ta mới cúng Thần Tài – Ông Địa mà Thần Tài – Ông Địa được cúng quanh năm. Đặc biệt là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng việc thờ cúng các vị thần này một cách chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng, kinh doanh, người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” mua may bán đắt, thuận lợi, nhiều khách hàng.
Theo phong thủy học thì Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ. Tuy về hình chỉ có một ông Địa và một Thần tài, nhưng mỗi một vị là đại diện cho 5 người:
Ông Địa bao gồm : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Thần Tài bao gồm: Hắc Thần Tài, Bạch Thần Tài , Thanh Thần Tài, Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt.
THỦ TỤC CHUYỂN BÀN THỜ VỀ NHÀ MỚI
Cũng như chuyển bàn thờ ông bà, khi chuyển bàn thờ thần tài luôn phải tuân theo thủ tục vì đây là những nơi linh thiêng trong nhà. Trong quá trình thờ cúng, gia chủ không được tùy tiện thay đổi, di dời bàn thờ để tránh đụng chạm đến những điều kiêng kỵ. Khi chuyển bàn thờ Thần Tài, Ông Địa đến nhà mới, bạn cần tuân thủ các thủ tục sau:
TRƯỚC KHI LÀM LỄ CHUYỂN BÀN THỜ THẦN TÀI, ÔNG ĐỊA
Đầu tiên, bạn cần xem ngày tốt, giờ tốt để chuyển bàn thờ. Nên nhờ các chuyên gia phong thủy xem xét hướng nhà mới để lựa chọn vị trí đặt bàn thờ.
Dù nằm ở góc nhà nhưng hướng bàn thờ Thần Tài, Ông Địa cần phải bao quát cả cửa ra vào để cai quản khách khứa, tiền tài lưu thông.
Trước khi cúng bàn thờ mới, cần sắm đủ lễ vật cúng, thể hiện tấm lòng của gia chủ cũng như tạo “chỗ ở” sung túc cho thần tài, ông địa.
Chuẩn bị các lễ vật như hương hoa, trái cây tươi, món mặn để cúng bái.
Cần chuẩn bị đủ lễ vật khi tiến hành chuyển bàn thờ thần tài
TIẾN HÀNH CHUYỂN BÀN THỜ THẦN TÀI
Đầu tiên tại vị trí cũ của bàn thờ Thần Tài, Ông Địa, bạn hãy đặt tiền vàng, một cốc nước, 3 chén rượu và một lọ hoa. Sau đó, đọc văn khấn xin chuyển về nhà mới và thắp 3 nén hương.
Khi hương cháy được một nửa, bạn cần tiến hành chuyển về nhà mới khi hương vẫn còn đang thắp. Nếu quãng đường xa, hoặc vì lý do an toàn, bạn cũng có thể để đợi hương cháy hết rồi mới mang bàn thờ đi.
Tại địa điểm mới, hóa vàng toàn bộ tiền vàng, lấy rượu rắc vào tro tiền. Sau đó, bày lễ vật rồi thắp một tuần hương mới, rót rượu, tiếp tục đọc khấn báo cáo quá trình chuyển bàn thờ Thần Tài, Ông Địa hoàn thành.
Ngoài ra, khi chuyển bàn thờ Thần Tài, Ông Địa, đích thân gia chủ (nam giới) là người phải chuyển dọn, phải đọc văn khấn để xin phép sự di dời cũng như mời thần tài đến nơi ở mới.
VỊ TRÍ ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI THỔ ĐỊA
Có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa, một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là theo hướng đón Khí (Lộc) bên ngoài vào nhà. Vì vậy, khi đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho việc kinh doanh, làm kinh tế của mình
NGUYÊN TẮC ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI, ÔNG ĐỊA PHONG THỦY
Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên nền nhà.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa là vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách.
Bàn thờ nên đặt dưới nền và ở vị trí dễ quan sát
CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ THẦN TÀI THỔ ĐỊA
Cách bài trí bàn thờ Thần Tài, Ông Địa như sau:
Trong cùng của bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Bàn thờ cần dựa lưng vào tường, đảm bảo chắc chắn, vững chãi.
Hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa
Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước.
Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.
Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái.
Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt.
Bên trên bàn thờ Thần Tài, Ông Địa, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
TRƯỜNG HỢP BỎ BÀN THỜ THẦN TÀI, ÔNG ĐỊA
Việc không còn thờ ban thần tài, ông địa nữa, được gọi là ” giải ban thần tài“. Các bước giải ban thần tài theo đúng nghi lễ sau:
- Bước 1: Chọn ngày phù hợp để giải ban thần tài. Có hai ngày đẹp và phù hợp nhất là ngày mùng một hoặc ngày rằm hàng tháng.
- Bước 2: Chuẩn bị tờ sớ hay nội dung bài khấn giải.
- Bước 3: Sắm lễ vật cần thiết
- Bước 4: Hóa đồ thờ và ban thần tài
- Bước 5: Hóa bát hương thờ.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn tiến hành thủ tục chuyển bàn thờ thần tài đúng cách, mang lại nhiều may mắn cho gia đình.