Cách cúng và văn cúng cô hồn hàng tháng

Cúng cô hồn hàng tháng là gì ?

Cúng cô hồn
Cúng cô hồn hàng tháng

Lễ cúng cô hồn hàng tháng là một nghi thức truyền thống ở Việt Nam. Ngày lễ này thể hiện sự bố thí và lòng từ bi của người Việt, là dịp để chúng ta thể hiện tấm lòng cho đi và chia sẻ với những linh hồn bơ vơ, không người thân hoặc không được thờ cúng.

Lễ cúng cô hồn hàng tháng diễn ra vào mùng 2 và mùng 16 âm lịch hàng tháng. Trong lễ cúng này, chúng ta thường chuẩn bị một bàn thờ nhỏ với các vật phẩm như đèn hương, nước, bánh và hoa. Qua nghi lễ, chúng ta gửi tới những linh hồn vô danh những cầu nguyện, mong họ được an vui, được tha thứ và được phù hộ gia đình.

Điều quan trọng là lễ cúng cô hồn hàng tháng không bắt buộc và không có quy định cụ thể. Đây là một phần trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam và mỗi gia đình hay cá nhân có thể thực hiện theo cách riêng của mình. Nó là cách để thể hiện lòng bố thí, sẵn lòng cho đi và chia sẻ yêu thương với những người đã qua đời mà không liên quan đến tổ tiên.

Cách cúng cô hồn hàng tháng

Thời gian phổ biến để cúng là từ khoảng 17 giờ đến 19 giờ, lúc này là hạ dương, ánh sáng mặt trời buông xuống yếu, được gọi là âm thịnh, dương suy. Vào thời điểm này, tin rằng cô hồn, dã quỷ có thể hoạt động, vì vậy bày mâm cúng vào khoảng thời gian này để những vong linh lang thang, phiêu bạt có cơ hội hưởng dụng đồ cúng, không quấy rối chúng ta.

Trong lễ cúng cô hồn hàng tháng, cách bài trí đồ cúng có một số quy tắc thông thường như sau:

  • Lư hương luôn để trước mặt để làm tâm, đèn cầy (nến) đặt bên cạnh lư hương.
  • Dĩa muối gạo nhất định phải có, đặt song song bên đèn nến và lư hương.
  • Đặt 3 ly rượu, 3 ly nước lọc phía sau hoặc phía trước lư hương.( Số lượng này có thể thay đổi tùy vào diện tích mâm tròn hay mâm vuông.)
  • Bày trí vật tế như 12 chén cháo, chè, cơm, mì gói, bánh kẹo, trái cây phía sau lư hương, đảm bảo gọn gàng, chỉnh tề.
  • Sấp vàng mã, giấy tiền âm phủ đặt bên cạnh dĩa muối gạo.

Ngoài việc tự bày mâm cúng, hiện nay cũng có thể mua bộ cúng cô hồn làm sẵn trong các cửa hàng bán vàng mã.

Khi cúng cô hồn hàng tháng, cần lưu ý một số điều quan trọng:

  • Gia chủ nên mặc áo chỉnh tề và đồ cúng nên là đồ chay, tránh đồ mặn.
  • Gia chủ đứng phía trong, quay mặt ra phía bên ngoài đường.
  • Mâm đồ cúng cô hồn hàng tháng nên để ngoài sân, ngoài đường, vỉa hè (ko để trong nhà)
  • Tránh để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già ở gần bàn cúng, vì họ có thể bị ảnh hưởng bởi khí huyết suy tổn và thần hồn yếu ớt, dễ bị âm hồn trêu chọc, quấy rối.
  • Sau khi nhang tàn, nên rải muối gạo ở 4 phương 8 hướng và đốt vàng mã cho đến khi cháy sạch.
  • Rải muối gạo sau khi nhang tàn để đuổi những cô hồn đã cúng xong nhưng chưa đi, tránh họ lẻn vào nhà gây sự.
  • Việc đốt vàng mã hoàn toàn giúp an lòng các vong linh.
  • Không nên ăn đồ cúng, nếu ai muốn lấy thì nên cho hoặc đem bố thí.

Lễ cúng cô hồn hàng tháng là dịp để thể hiện lòng bố thí và tình yêu thương, là sự cho đi và chia sẻ với những linh hồn bơ vơ, không có người thân. Đây là một phần trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam và được thực hiện một cách tự nguyện và tùy theo quy tắc của mỗi gia đình.

Bài văn khấn lễ cúng cô hồn hàng tháng

Kính lễ mười phương Tam Bảo chứng minh

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi……………….

Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)…, quận (huyện) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ , thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ.

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều)

Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đà Phạ Lô Chỉ Đế, Án Tám Bạt Ra, Tam Bạt Ta Hồng (7 lần)

- Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)

Nam Mô Tô Rọ Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Điệt Tha, Án Tô Rô, Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Ta Bà Ha (7 lần)

- Chân ngôn cúng dường:

Án Nga Nga Nẵng Tam Bà Phạt Phiệt Nhựt Ra Hồng(7 lần).

 

 

hotline
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI Freeship Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai