Cách luộc gà cúng thơm ngon chắc thịt

Gà luộc là món ăn rất ngon và cũng mà món cúng trong nhiều mâm cúng. Nhưng luộc gà lại chẳng dễ chút nào. Hôm nay Tôi rảnh nên ngồi tìm mấy bài viết về cách luộc gà và tổng hợp lại đây.

Luộc gà cúng classic

Luộc gà đôi khi là cả một nghệ thuật thế nhưng không quá khó để bạn thành công. Đây Tôi gọi là luộc gà classic tức là cách luộc cổ điển mà xưa nay chúng ta vẫn làm. Xin lưu ý là bài này có nhiều cách chế biến nhưng cách này là chính thống để làm gà cúng nhé mấy bạn.

Nguyên liệu

  • Gà ta nguyên con
  • Muối
  • Gừng, nghệ

Thực hiện

– Chọn gà ta tươi sống, mổ xong rửa sạch (nên mổ moi). Để khử mùi hôi, xát muối xung quanh thân và bên trong bụng gà sau đó rửa lại với nước.

– Để gà khi luộc không bị tụt da, chặt rời phần chân gà bên dưới phần khuỷu chân để khi luộc, da gà co lại sẽ không bị rách.

– Tiếp theo, xát nghệ toàn bộ con gà để khi luộc xong gà có màu vàng hấp dẫn, để sau 5 phút thì cho gà vào luộc.

– Chuẩn bị nồi đặt lên bếp, đặt gà úp mặt bụng xuống đáy xoong, chế nước lạnh ngập mặt gà. Dùng nước lạnh để luộc từ đầu đến khi chín gà sẽ không bị đỏ xương.

– Gừng rửa sạch đập dập rồi thả vào nồi luộc, gừng sẽ át mùi hôi của gà khi ăn sẽ thơm ngon hơn.

– Luộc gà lửa to vừa phải đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ liu diu, đun trong 10 phút rồi tắt bếp. Không vớt gà ngay ra mà ngâm tiếp khoảng 10 đến 15 phút để gà chín đều từ bên trong. Khi sôi dùng thìa hớt bọt cho nước gà trong veo, gà không bị thâm.

– Kiểm tra gà đã chín chưa bằng cách dùng tăm xiên nhọn đâm sâu vào phần bắp đùi con gà nếu nước chảy ra màu đỏ tức gà chưa chín cần đun thêm, nước chảy ra màu trong tức gà đã chín và có thể vớt ra được rồi.

Mách nhỏ bí quyết

Luộc gà lại không hề đơn giản. Chỉ không cẩn thận một chút xíu thôi là thịt của cả con gà sẽ bị nát, bị nứt da hoặc màu không bắt mắt. Để tránh tình trạng đó, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Chọn gà là khâu rất quan trọng

Gà đặc biệt gà cúng thì luộc rất khó. Bạn nên chọn mua gà ta, nếu chọn mua gà sống thì bạn nên chú ý chọn gà khoẻ mạnh, có lông bóng mượt, áp sát thân, màu lông sáng. Với gà ta đã làm sẵn, chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên và mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, mỡ vàng không nhiều ở phần cổ và phần đùi. Gà công nghiệp luộc thịt sẽ bị mềm bở, không giòn và ngon, vì vậy bạn nên chọn gà ta hoặc gà thả vườn.

Cho gà vào nước lạnh rồi mới đun sôi

Cho gà vào nồi ngay khi nước còn lạnh, như vậy thịt sẽ chín dần từ ngoài vào trong. Nếu để nước sôi mới cho vào, gà khó chín đều, da sẽ nứt. Nếu là gà đông lạnh, cần để rã đông hoàn toàn rồi mới luộc. Còn không, chẳng những bạn phải luộc rất lâu và không biết khi nào thịt mới chín hẳn.

Để lửa nhỏ khi thấy nước luộc gà đã sôi

Khi luộc gà chú ý để bụng gà hướng xuống dưới và đổ nước vào nồi sao cho vừa ngập cả con gà là được, chọn nồi vừa phải không to và không nhỏ quá khi luộc. Khi nước trong nồi luộc gà đã sôi, lúc này nên vặn nhỏ lửa, vì nếu để sôi sùng sục, phần thịt ở đùi sẽ co tụt lên, ra thành phẩm sẽ rất xấu. Sau khi nước sôi được khoảng 5 phút, vặn nhỏ gas hết cỡ, để trong vòng 5 phút nữa rồi tắt và đậy vung kín chừng 20 phút.

Luộc một con gà ngon và nhanh nhất khoảng 20 phút (thường là là 30 phút), nhưng để gà luộc chín đều, da vàng óng phải mất khoảng 45-60 phút (để lửa nhỏ).

Để gà luộc da vàng trông mọng, màu da vàng tươi tắn, sau khi vớt ra, nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nên nhớ nước lạnh càng tốt. Đến lúc gà nguội hẳn các bạn mới lấy ra đĩa. Nếu không làm như vậy, da gà sẽ bị khô và xỉn màu không đẹp. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng dùng 1 củ nghệ gọt vỏ rồi giã nhỏ vắt lấy nước trộn với phần mỡ gà đã chiên.

Để thịt gà ăn ngọt hơn bạn có thể cho thêm xíu đường vào nước luộc gà, như vậy gà ăn sẽ ngọt thịt hơn.

Thịt gà săn chắc, da ăn giòn hơn thì khi vớt gà ra bạn thả ngập vào nước đá lạnh khoảng 30 phút sau đó vớt ra để ráo. Gặp lạnh đột ngột da và thịt gà săn lại khi chặt không bị nát và da ăn giòn ngon hơn.

Xem thêm:  Đặt gà cúng giao tận nơi ở Thủ Dầu Một

Kiểm tra gà đã chín không nên dùng đũa để xiên, bởi dùng đũa chọc vào sẽ làm rách tụt da như vậy gà sẽ rất xấu ăn không ngon. Nên dùng tăm xiên nhọn sẽ tốt hơn.

Gà luộc xong nhìn bên ngoài da vàng ruộm hấp dẫn, mùi thịt gà thơm lừng. Khi chặt gà thịt chắc không nát, khi ăn da giòn ngon thịt ngọt. Như vậy là bạn đã luộc gà thành công chắc chắn mọi người sẽ khen tấm tắc.

Gà luộc ăn ngon hơn khi có nước chấm đậm đà hợp vị. Trong lúc chờ gà chín, trộn 1 thìa bột canh, một chút đường, mì chính, lá chanh thái nhỏ, ớt và chút hạt tiêu rồi trộn đều sau đó vắt nửa quả tranh vào khuấy tiếp. Nếu bạn có hạt mắc khén hoặc hạt dổi rang thơm giã nhỏ trộn cùng thì chấm gà ngon tuyệt vời.

Gà luộc bao lâu thì chín?

Luộc một con gà ngon và nhanh nhất khoảng 20 phút (thường là là 30 phút), nhưng để gà luộc chín đều, da vàng óng phải mất khoảng 45-60 phút (để lửa nhỏ).

Cách luộc gà cúng thơm ngon chắc thịt 1

Các cách chế biến gà khác.

Gà luộc xì dầu

Gà luộc xì dầu thực chất là gà được luộc và ngâm trong hỗn hợp sốt gồm có nước tương xì dầu, đường, các loại gia vị như hồi, gừng, hành, quế. Kết quả là thịt mềm chín tới thấm đẫm gia vị cùng mùi tiêu xay và hành lá thật hấp dẫn.

Nguyên liệu:

  • – 1 con gà (món ăn này hợp với thịt gà công nghiệp, vì gà ta thì hơi dai).
  • – Hắc xì dầu 2 muỗng canh (dark soy sauce).
  • – Đường phèn 2 muỗng canh nhỏ
  • – Xì dầu: 180ml.
  • – Gừng 1 củ
  • – Tỏi 4 tép
  • – Hoa hồi 2 cái
  • – Thanh quế 1/2 lát
  • – Hành lá 1 cây
  • – Rượu trắng 80 ml
  • – Dầu mè 1 muỗng cà phê
  • – Nước 2 lít

Cách làm:

1. Gà làm sạch cho vào nồi, sau đó thêm tất cả phần gia vị vào xoa đều lên lên thân gà. Ướp ít nhất 3 tiếng, thỉnh thoảng lật gà lại để đảm bảo thân gà được thấm gia vị đều nhau.

2. Sau đó nhấc gà ra khỏi nồi, đổ nước vào sao cho phần nước đủ để ngập gà. Đun sôi nước thì thả gà vào. Lúc này giảm lửa xuống chỉ để ở mức trung bình. Sau khoảng 15 phút thì lật gà lại.

3. Dùng muỗng rưới phần nước luộc gà lên khắp mình gà để đảm bảo gà được thấm gia vị hoàn toàn. Đun tiếp tầm 15 phút nữa thì tắt bếp, đậy nắp ủ gà trong khoảng 10 phút.

4. Vớt gà ra để nguội rồi chặt miếng vừa ăn, để vào đĩa. Bạn có lấy một chút nước tương đun cho đặc hơn để rưới lên gà cho thêm gia vị hoặc làm nước chấm.

Gà hấp thơm mùi nước tương, hương vị thuốc bắc nồng nàn, miếng gà mềm vẫn giữ nguyên vị ngọt của thịt gà làm cho món ăn thật đậm đà mà vẫn thanh nhẹ.

Ngoài cách luộc gà công nghiệp với xì dầu như trên, bạn có thể tham khảo thêm hai cách luộc tất cả các loại gà nói chung dưới đây:

Gà hấp muối

Cách này thì cũng không phải là luộc gà. Nhưng dù sao cũng là chế biến gà để ăn nên cũng đăng vào đây luôn.

Nguyên liệu:

  • – 1 con gà
  • – Muối hạt

Thực hiện:

Gà làm sạch, rửa sơ qua với nước muối để khử mùi hôi, sau đó để ráo.

Thịt gà có thể để nguyên con gà, có thể xẻ đôi, có thể chặt miếng tùy ý thích.

Rải lớp muối dày khoảng 1cm dưới đáy nồi. Sau đó cho gà vào sao cho gà không chạm xuống đáy nồi. Bật bếp đun với lửa nhỏ cho thịt gà chín.

Tắt bếp, gắp ra đĩa. Để gà nguội bớt, chặt miếng vừa ăn và thưởng thức.

Lưu ý: Trong khi luộc bạn không nên mở nắp ra kiểm tra, như vậy không chỉ làm món gà lâu chín mà còn làm mất đi vị đậm đà của món ăn này. Hơi nóng từ muối sẽ làm gà khi chín. Gà luộc kiểu này rất ngọt và thơm mà cũng chẳng lo bị cháy.

Gà hấp muối, ngải cứu, sả, lá chanh

Lại thêm một công thức khá lạ nữa. Nói thật tôi đọc bài và copy về đây chứ chưa có được ăn món này. Chắc chiều làm thử ăn xem thế nào.

Nguyên liệu:

  • Gà làm sạch: 1 con;
  • muối sạch: 1 gói;
  • rau ngải cứu: 1 mớ; sả: 3 củ;
  • lá chanh: khoảng 10 lá

Thực hiện:

Chuẩn bị một con gà làm sạch. Ngải cứu, lá chanh, sả rửa sạch để ráo. Lấy một chiếc xoong vừa đủ chứa con gà, sau đó dùng giấy bạc lót xoong. Làm như vậy để khi hấp sẽ không bị cháy xoong. Sau đó rải đều gói muối xuống dưới đáy xoong, thêm vài nhánh sả.

Tiếp đến là rau ngải cứu và đặt gà lên trên, đậy vung kín bật bếp đun lửa lớn trong vòng 5 phút cho nóng nồi, sau đó vặn lửa nhỏ nhất, hấp trong vòng 30 phút. Tắt bếp, để thêm 10 phút nữa là được.

Khi gà chín, vớt ra khỏi nồi và nhúng vào nước lạnh để thịt gà mềm và lớp da dai giòn hấp dẫn hơn. Giờ thì chặt nhỏ và thưởng thức thôi.

Gà hấp tỏi thơm ngon lạ miệng

Thêm một bí kíp sắp thất truyền mà tự dưng mấy năm nay lại xuất hiện trên internet. Tôi nhớ cách đây đã lâu, khoảng những năm 60 có được ăn 1 lần, mà hương vị của món này tới nay vẫn còn nhớ mãi.

Xem thêm:  Địa chỉ đặt gà cúng, gà cánh tiên luộc sẵn

Nguyên liệu:

  • 0.5kg tỏi hoặc có thể hơn
  • Gà nguyên con đã làm sạch

Cách làm

Tỏi bóc sạch vỏ sau đó lót kín đáy nồi, nhét tiếp tỏi vào bụng con gà đến khi đầy thì thôi. Đặt gà trên mặt tỏi sao cho gà không chạm đáy nồi. Bật bếp đun nhỏ lửa khoảng 30 phút lúc đó gà sẽ chín.

Thực ra tỏi chỉ hôi khi còn sống, khi đã hấp chín rồi thì không còn mùi tỏi đâu nha. Khi ăn bạn sẽ bất ngờ vì gà không bị hôi mùi tỏi mà lại rất thơm ngon.

Gà nướng đất sét

Nãy định là viết bài đến đây rồi dừng, mà đang viết đến thịt gà lại nhớ tới món gà nướng đất sét (gà nướng bùn, gà ốp bùn) Nếu chưa được ăn món này thì đúng là khó có thể hiểu được vị ngon ngọt của nó. Bởi mấy cách làm gà không nước thì nước của thịt gà không mất đi, giữ được vị ngọt của thịt gà.

Gà đắp đất sét nướng không chỉ giữ lại vị ngọt ngon của thịt gà mà còn có mùi thơm rất ấn tượng, được hòa quyện từ mùi đất sét, lá chanh, cộng với mùi gà nướng rất quyến rũ.

Gà nướng đất sét còn gọi là món “gà ăn mày” hay gà không lối thoát. Có cái tên lạ lùng này là bởi đây là món ăn có một truyền thuyết rất thú vị liên quan đến anh chàng ăn mày ở Triết Giang, Trung Quốc. Có một gã ăn mày vì quá đói bụng nên đã ăn trộm con gà của một nhà dân, do trong lúc hắn đang nhóm lửa nướng thì bất chợt nhận ra vua và cận thần đang đi về phía hắn, quá hoảng loạn hắn lấy vội lấy đất sét đắp xung quanh con gà rồi ném vào đống lửa. Nào ngờ sự tình cờ này đã tạo ra một cách chế biến gà vô cùng ngon và độc đáo.

Nguyên liệu:

  • – Một con gà ta, khoảng 1- 1,5kg
  • – Lá chanh, giấy bạc, nhiều củi để nướng (thời gian nướng khoảng 1 – 2 tiếng)
  • – Đất sét khô. Một con gà 1 – 1,5kg cần khoảng 3kg đất sét khô là đủ.
  • – Gia vị: Muối mỏ An Giang/bột canh, ớt cay, chanh (để chấm thôi)

Thực hiện

Bước 1: Làm gà, cắt tiết, vặt lông, nhớ đừng mổ phanh, mà cắt phần bụng gà gần phao câu (hoặc cắt cả phao câu đi) tạo thành một lỗ đủ để thò tay vào khéo léo lấy nội tạng ra. Nếu sợ làm vỡ bầu diều gà thì có thể cắt nhẹ qua lớp da gần bầu diều rồi lấy bầu diều ra. Làm sạch ruột, mề rồi nhét lại vào bụng gà.

Bước 2: Rửa sạch lá chanh, vẩy ráo nước, đắp xung quanh con gà. Cách này sẽ giúp thịt gà thơm hơn. Sau đó, bọc giấy bạc quanh con gà. Lấy dây buộc cho bọc gà chắc hơn.

Bước 3: Nhào đất sét với nước cho dẻo (không lỏng quá cũng không khô quá) rồi đắp xung quanh gà cho tròn đều.

Bước 4: Nhóm lửa xong, bỏ gà vào nướng. Có thể dùng chiếc móc sắt để treo gà. Thời gian nướng gà dao động từ 1,5 – 2 tiếng tùy theo lửa nhiều hay ít.

Bước 5: Sau khi nướng gà, mang bọc gà ra, bóc lớp đất sét ra, gỡ giấy bạc, cắt gà ra bày ra đĩa.

Kết luận luộc gà cúng

Thịt gà là thịt của gà. Đây là thực phẩm gia cầm phổ biến nhất trên thế giới, được chế biến và sử dụng theo nhiều cách, trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, cùng với thịt bò và thịt lợn.

Thịt gà có nhiều phần nạc và tương đối ít mỡ, nên chứa một hàm lượng protein cao và đa dạng. Chính vì vậy, bổ sung các món ăn từ gà vào thực đơn hàng ngày sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe, từ phát triển cơ bắp cho đến giảm cân hiệu quả.Ăn thịt gà có thể giúp đem tới cho bạn một hàm răng và xương chắc khỏe. Bởi trong thịt gà có rất nhiều Photpho – chất có lợi cho răng và xương. Ngoài ra, chất này còn góp phần đảm bảo các chức năng của các bộ phận như thận, gan, thần kinh trung ương,… giúp chúng hoạt động tốt hơn.Đây là một trong những thành phần chính có trong thịt gà. Khoáng chất này rất cần thiết trong việc trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó, tuyến giáp được cải thiện tốt và hoạt động tốt hơn, giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Có thể bạn chưa biết, trong thịt gà còn chứa một hàm lượng axit amin được gọi là tryptophan. Chất này có tác dụng làm dịu hệ thần kinh căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, cũng như mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon.

Thịt gà là thứ không thể thiếu trong các buổi lễ cúng giỗ.

Trong văn hóa dân gian lưu truyền các câu tục ngữ như sau:

Vịt già, gà tơ
Gà độc thịt, vịt độc trứng

Hoặc:

Nhất phao câu, nhì đầu cánh.

để diễn kinh nghiệm về ăn thịt gà.

Người Việt còn áp dụng thành ngữ Hán Việt: “kê bì ngư cốt”(鸡皮鱼骨) nghĩa là thịt gà thì ngon nhất là phần da. Còn cá phần sát xương mới ngon.

Nếu để nêu hết các phương pháp chế biến thịt gà tôi nghĩ kể mãi cũng không hết. Bài viết tạm thời chỉ nêu một vài cách đơn giản và dễ thực hiện thôi. Chúc các bạn thành công !

#cách luộc gà ngon, #cách luộc gà ngon nhất, #cách luộc thịt gà ngon, #gà cúng, #hấp gà bao nhiêu phút, #luộc gà bao lâu.

hotline
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI Freeship Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai