Giải đáp các câu hỏi liên quan đến cúng khai trương

Có rất nhiều câu hỏi được các Quý vị gửi đến hòm thư email của chúng tôi hỏi về vấn đề cúng khai trương. Và chúng tôi xin tổng hợp một số câu hỏi có nhiều người quan tâm nhất hiện nay trong bài này. Cúng khai trương là nghi lễ cầu tài cầu lộc thường diễn ra khi bạn mở đầu cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, buôn bán của công ty, cửa hàng, cửa tiệm, văn phòng, quán ăn. Nếu muốn đạt được “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” thì những bạn cần chú ý đến nghi lễ quan trọng khởi sự này. Vậy bài văn khấn cúng khai trương, cách thức chuẩn bị mâm lễ vật đúng cách, nghi lễ lễ cúng khai trương công ty gồm những gì? Trong bài viết dưới đây, Dichvuhay.vn sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện chuẩn nhất. Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc cúng khai trương khi bắt đầu khởi sự buôn bán nhé.

CÚNG KHAI TRƯƠNG CẦN NHỮNG GÌ ?

Cúng khai trương của hàng đầu tiên là cần có cửa hàng để khai trương. Chắc chắn như vậy rồi, tất nhiên ai chả biết như thế nên Tôi trả lời cho vui thôi. Anh chị đang quan tâm đến mâm cúng khai trương tối thiểu cần gì phải không? Dưới đây là mâm cúng khai trương mà phổ biến tại vùng Đông Nam Bộ. Quý vị có thể tự chuẩn bị một mâm cúng như vậy hoặc đặt hàng từ dịch vụ mâm cúng trọn gói Bình Dương của chúng tôi:

  • 1. Trái cây
  • 2. Cúc lưới/kim cương
  • 3. Nhang rồng phụng
  • 4. Đèn cầy
  • 5. Gạo hủ
  • 6. Muối hủ
  • 7. Trà hương lài
  • 8. Rượu nếp Hà Nội 420ml
  • 9. Nước chai 330ml
  • 10. Giấy cúng khai trương
  • 11. Bánh kẹo
  • 12. Trầu cau
  • 13. Chè
  • 14. Xôi
  • 15. Cháo trắng
  • 16. Bộ tam sên
  • 17. Gà luộc

BÀI CÚNG KHAI TRƯƠNG ĐƠN GIẢN ?

Bài cúng khai trương đơn giản đang nhắc đến là văn cúng khai trương. Hiện có nhiều phiên bản văn cúng khai trương nhưng cúng như mâm cúng trên, Tôi xin giới thiệu tới Quý Anh Chị bài văn cúng phổ biến nhất hiện nay ở vùng Đông Nam Bộ. Anh Chị nên in ra giấy rồi điền tên mình và địa chỉ vào để đọc cho dễ.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. –

Con kính lạy quan Đương Niên hành khiển thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh thành hoàng chư vị Đại Vương

– Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: …………………………………….

Hôm nay là ngày … tháng … năm …., tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này: …….(địa chỉ)… Tín chủ con là ……….. (chức vụ của người khấn).

Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng Bách linh … cúi xin soi xét.

Chúng con kính mời: quan Đương Niên, quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc táo quân, các ngài địa chúa Long Mạch, cùng tất cả các Thần linh cai quản khu vực này.

Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

CÚNG KHAI TRƯƠNG GÀ TRỐNG HAY MÁI ?

Câu hỏi này khá nhiều người quan tâm, tuy nhiên do văn hóa vùng miền và quan điểm riêng từng người nên thật khó trả lời. Tôi xin trích một ý kiến mà Tôi thấy khá hay như sau. Trong phong tục của người Việt Nam trong các dịp lễ tết, cúng giao thừa, cúng rằm hay đám giỗ thì nhất định phải có một đĩa gà luộc đẹp mắt đặt lên ban thờ tổ tiên. Và điều đặc biệt ở đây là người ta chỉ chọn gà trống để cúng mà thôi chứ không chọn gà mái. Lâu nay vẫn luôn thực hiện theo nhưng đã có bao giờ bạn cảm thấy thắc mắc về phong tục này chưa?

Xem thêm:  Bảng giá mâm cúng khai trương Biên Hòa Đồng Nai

Như chúng ta đã biết trong 2 loại gà trống và gà mái thì thường chỉ gà trống mới có thể cất được tiếng gáy to, rõ, đúng giờ. Người ta quan niệm, khi gà trống cất tiếng gáy thì sẽ giúp đánh thức mặt trời lên cao chiếu sáng, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, cũng đã đến giờ mọi người thức dậy để thực hiện công việc của mình. Con gà đã trở thành một nét văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn thờ mặt trời của nghề nông lúa nước. Cúng một con gà trống để mong ước cho mưa thuận gió hòa, cây cối sinh trưởng phát triển tốt cho mùa mang bội thu.

Hơn nữa, dân ta cũng quan niệm con gà trống có mang đủ 5 đức tính tốt mà một người đàn ông cần phải có. Thứ nhất là văn, con gà trống có mào ở trên đầu và 2 yếm thịt ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn chuồn của ông tiến sĩ. Thứ 2 là võ, bởi vì chỉ gà trống mới có cựa, đây là vũ khí biểu tượng cho võ. Tiếp theo đó là dũng, thường gà trống sẽ luôn sẵn sàng “chọi” nhau để bảo vệ cho đàn của mình, sẵn sàng chí tử. Đức tính thứ 4 đó là nhân, nghĩa là khi được cho ăn thì con gà trống đầu đàn sẽ gọi thoe bầy của mình đến và cùng ăn chứ không bao giờ ăn một mình. Cuối cũng là chữ tín, tín biểu hiện ở chỗ gà trống luôn gáy đúng giờ, bất kể mùa nào, thời tiết ra sao. Đó cũng chính là ý nghĩa tại sao các cụ ngày xưa chỉ chọn gà trống để cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.

Hơn nữa, gà trống thường to lớn hơn gà mái, trên đầu lại có mào nữa nên khi được làm thịt, luộc chín và đặt lên đĩa cũng đẹp mắt hơn, tạo được sự uy nghiêm hơn nhiều so với gà mái. Và người ta thường chọn gà mái là như thế. Dĩ nhiên là trong những dịp như thế người ta vẫn thịt gà mái, nhưng là để chặt dọn đĩa chứ rất ít khi dùng để cúng nguyên con.

CÚNG KHAI TRƯƠNG NGÀY GIỜ NÀO TỐT ?

Việc chọn ngày giờ cúng khai trương phụ thuộc vào tuổi tác người chủ cửa hàng và tùy thuộc vào năm đó. Vì vậy Quý vị nên tới Thầy để xem cho chính xác ngày giờ cúng khai trương phù hợp với bản thân mình.

CÚNG KHAI TRƯƠNG TRONG NHÀ HAY NGOÀI TRỜI ?

Thực tế các bàn cúng khai trương đều làm ở ngoài sân hoặc vị trí trước cửa chính, công ty. Nơi đặt mâm cúng còn phụ thuộc vào hướng tối đối với người đứng đầu. Tất cả các tính toán về hướng đặt và vị trí đặt mâm cúng đều nhằm mục đích mang lại sự thuận lợi, may mắn cho công ty. Sở dĩ cúng khai trương ngoài sân vì lễ cúng này để khai báo các vị Thổ thần và những thần linh cai quản trong khu vực. Nó cũng có ý nghĩa giống như lễ ra mắt, lễ tân gia. Tức là mâm cúng này mang mục đích “chào hỏi”, khai báo với các vị có trách nhiệm cai quản trong khu vực.

Xem thêm:  Mâm cúng đầy tháng Quận 5 giao tận nơi

CÚNG KHAI TRƯƠNG CHỌN TRÁI CÂY GÌ ?

Chọn trái cây cũng là một việc quan trọng trong khâu chuẩn bị lễ vật để cúng khai trương. Vậy cách lựa trái cây cúng khai trương như thế nào được đẹp và đúng nhất? Theo phong thủy, trái cây cúng bao gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Số 5 tượng trưng cho ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú- Quý- Thọ- Khang- Ninh. 5 màu sắc mang ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên, các vị Thần Linh.

Đối với người Miền Bắc
Mâm ngũ quả bao giờ cũng có nải chuối – thể hiện sự che chở của đất trời cho con người.

Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.

Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: thể hiện sự thăng tiến.

Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý.

Thanh long: ý rồng mây gặp hội.

Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.

Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.

Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.

Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.

Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Nhìn chung, người Miền Bắc cho rằng hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.

Đối với người Miền Nam

Vì cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.. là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay: mâm ngũ quả đượcthay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả. Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.

hotline
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI Freeship Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai