Lễ động thổ là nghi lễ quan trọng trước khi xây nhà, để công trình được thi công thuận lợi thì các bạn nên chuẩn bị chu đáo cho lễ động thổ. Dưới đây là các bước tiến hành cúng lễ động thổ để việc xây dựng được suôn sẻ hơn. Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn quan niệm xây nhà là một trong những việc trọng đại nhất của đời người. Để việc xây cất được thuận lợi, ngôi nhà mang lại sự ấm cúng và may mắn cho gia chủ thì nghi lễ quan trọng đầu tiên cần thực hiện là lễ động thổ phải được diễn ra suôn sẻ.
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA LỄ ĐỘNG THỔ
Lễ động thổ là nghi lễ đã có từ 113 năm trước Công nguyên.Theo các sách cổ Trung Hoa, vào năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không tế Đất, vì vậy họp bàn và tổ chức lễ Hậu Thổ với mục đích tạ ơn thần Đất. Trước đây, lễ động thổ hằng năm thường được tiến hành sau mùng 3 tết. Nghi lễ này được diễn ra theo trình tự cúng tế Thổ thần để xin phép sau đó tiền hành động đến đất cho năm mới. Người chịu trách nhiệm làm chủ tế và bồi tế là Bô lão và các quan viên. Lễ vật bao gồm nhang, rượu, y phục và vàng mã. Lễ động thổ Trong buổi lễ, ông chủ tế sẽ cuốc vài nhát xuống đất rồi lấy một tảng đất đặt lên bàn thờ, xin phép Thổ thần cho dân làng được động thổ cho năm mới. Nếu nhà ai có tang thì phải nán lại việc chôn cất đến sau khi tiến hành lễ động thổ xong mới được tiến hành. Trải qua thời gian dài của lịch sử, nghi lễ truyền thống này cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay khi xây các công trình, đồng nghĩa với việc phải động đến đất, đào móng nhà vì thế nhất định phải làm lễ xin phép Thổ địa.
LỄ VẬT CÚNG ĐỘNG THỔ GỒM NHỮNG GÌ ?
Lễ vật cho lễ động thổ Để lễ động thổ được suôn sẻ, giúp việc xây nhà được thuận lợi, trước hết gia chủ cần xem tử vi để chọn ngày lành tháng tốt hợp tuổi mình nhất đẻ khởi công.
Các lễ vật cần chuẩn bị cho lễ động thổ:
- Một con gà luộc (nên chọn gà trống)
- Bộ tam sên (trứng, tôm, thịt heo)
- Một chén gạo
- Một chén muối
- Ba ly nước trà
- Một cốc rượu trắng
- Hai cây nến
- Một dĩa trái cây ngũ quả
- Một bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác)
- Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã
- Một bó nhang
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CÚNG ĐỘNG THỔ
Gia chủ: bố trí tất cả những thứ đã chuẩn bị trên một cái bàn đặt giữa công trình, đốt hai cây nến lên và thắp 07 cây nhang. (nếu là nữ thắp 09 cây).
Lời khấn: Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….. (Âm lịch), tôi tên …. làm lễ cúng này xin khấn cùng Thần Hoàng, Thổ Địa và các vong linh nhiều đời hiện đang trú ngụ trong khu đất này vui lòng về đây chứng giám, nhận lễ cúng phẩm và từ hôm nay mong tất cả dời đi nơi khác vì tôi phải xây dựng công trình …..(tên công trình) … trên khu đất này! Mong các vị linh ứng giúp đỡ cho mọi việc được tiến hành thuận lợi!
Sau đó cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1 (hoặc 3) cây còn lại ở miếu nào gần đó nhất.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LẼ ĐỘNG THỔ
Nhà thầu thi công: Sau khi gia chủ cúng xong thì đại diện đơn vị thi công cũng vào thắp hương cúng và khấn tương tự như trên nhưng cần bổ sung bên cạnh việc cúng Thần Hoàng, Thổ Địa thì khấn thêm tổ nghề (Lỗ Ban) và cầu mong việc xây dựng tiến hành suôn sẻ. Sau khi tàn nhang thì gia chủ đổ các chén nước, rượu ra công trình, đốt giấy tiền vàng mã và rãi bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình! Cắm hoa cúng xuống công trình.
Cuối cùng chính tay gia chủ sẽ đặt viên gạch đầu tiên để bắt đầuviệc xây dựng công trình. Vị trí viên gạch ấy cần được giữ nguyên không thay đổi suốt quá trình thi công. Lễ động thổ là nghi thức rất quan trọng vì vậy cần phải được thực hiện đúng, đủ để có được sự thuận lợi cho quá trình xây dựng sau này