Mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam đúng phong tục

Mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam đúng theo phong tục của người Việt gồm những gì? Đọc xong bài viết này chắc chắn Anh Chị sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị về lễ cúng thôi nôi cho bé trai nhà bạn đó.

Mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam đúng phong tục 1

Ý nghĩa cúng thôi nôi bé trai ở miền Nam

Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian trong đó có Lễ thôi nôi một nét đẹp văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một. Nếu không giữ gìn và phát huy sẽ làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Cúng thôi nôi cho bé trai là nghi lễ công nhận sự hiện hữu của một thành viên mới trong gia đình và với xã hội, khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới. Đây là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các thế hệ gia đình Việt.

Ngoài ra, tục cúng thôi nôi còn là thời điểm quan trọng bày tỏ những nguyện vọng mong ước mang lại nhiều điều may mắn, sức khỏe đến cho đứa trẻ trong mọi bước tiến, sự phát triển và trưởng thành của trẻ.

Lễ vật mâm cúng thôi nôi cho bé trai miền Nam đơn giản

Khi bé được đúng 12 tháng tuổi, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng thôi nôi. Theo quan niệm, mỗi đứa trẻ được tạo ra do 12 Bà Mụ, mỗi bà sẽ có trách nhiệm nặn ra từng bộ phận cho đứa trẻ để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Vì vậy, cha mẹ của đứa trẻ phải làm lễ cúng để bày tỏ sự biết ơn đối với họ vì đã mang đứa bé tới và giúp cho mẹ hạ sinh em bé được khỏe mạnh.

12 Bà Mụ ở đây gồm:

  1. Bà Lâm Cửu Nương: trông coi việc thụ thai
  2. Bà Vạn Tứ Nương: coi việc thai nghén
  3. Bà Lâm Nhất Nương: lo chăm sóc bào thai
  4. Bà Lưu Thất Nương: nặn hình hài nam, nữ
  5. Bà Lý Đại Nương: coi việc chuyển dạ
  6. Bà Hứa Đại Nương: lo việc khai hoa nở nhụy
  7. Bà Trần Tứ Nương: coi sóc việc sinh nở
  8. Bà Nguyễn Tam Nương: giám sát việc sinh nở
  9. Bà Cao Tứ Nương: coi việc ở cữ
  10. Bà Tăng Ngũ Nương: chăm sóc trẻ khi sơ sinh
  11. Bà Mã Ngũ Nương: lo việc ẵm bồng trẻ nhỏ
  12. Bà Trúc Ngũ Nương: coi việc giữ trẻ

Ngoài ra mâm lễ cúng mụ bà còn có Bà Chúa Thai Sanh hay còn gọi là Mẹ Sanh

Lễ vật mâm cúng thôi nôi cho bé trai theo kiểu miền Nam đơn giản Anh Chị có thể xem trên bảng giá của dịch vụ mâm cúng Nhân Phúc chúng tôi

Giá mâm cúng đầy tháng thôi nôi

Quà tặng

Mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam đúng phong tục 5 Mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam đúng phong tục 7

Văn khấn bài cúng thôi nôi bé trai Miền Nam

Khấn là lời cầu khẩn đọc lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ trình bày tới các vị thần linh, tổ tiên ông bà phù hộ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích của buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.

Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào bằng hành động kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là như vậy.

Các bạn hãy tham khảo bài khấn cúng thôi nôi bé trai miền Nam sau đây nhé:

¬
Nam mô a di Đà Phật !
Nam mô a di Đà Phật !
Nam mô a di Đà Phật !
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát !
Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương.
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.
Hôm nay ngày…. tháng …. năm ………
Vợ Chồng (ông bà) chúng con tên là: ……………………………………………………………………..
Chúng con hiện đang ngụ tại địa chỉ: ……………………………………………………………………..
Đã sinh hạ được con (trai, gái), cháu tên là: ……………………………………………………………..
Nhân ngày…………………………………của Cháu, chúng con thành tâm chuẩn bị một số lễ vật trình lên các ngài, trước bàn toạ chư vị Tôn thần con xin trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là…………………………………….. sinh ngày………………………..… được bình an, mẹ tròn con vuông.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý.
Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Chúng con thành tâm dâng lễ.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !

Tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai ở miền Nam

Theo truyền thống người Việt thì cách tính ngày cúng thôi nôi bé gái thường theo ngày âm. Đủ 12 tháng âm lịch thì có thể tổ chức cúng thôi nôi. Đối với những năm nhuận có hai tháng giống nhau, ví dụ năm bé sinh có đến hai tháng 3 âm lịch. Nếu bé sinh vào tháng ba âm lịch đầu thì cúng thôi nôi vào tháng 2 âm lịch năm sau, còn nếu bé sinh vào tháng 3 âm lịch sau thì cúng thôi nôi vào tháng 3 âm lịch năm sau.

Xem thêm:  Hình ảnh mâm cúng thôi nôi cho bé tại Chợ Búng Thuận An Bình Dương

Thông thường ông bà ta có câu “Gái lùi 2 trai lùi 1”. Vì vậy nếu là bé gái thì ba mẹ cúng lùi 2 ngày, bé trai lùi 1 ngày để tổ chức lễ thôi nôi cho bé.

Ví dụ: bé trai sinh 20/02 âm lịch thì cúng thôi thôi cho bé ngày 19/02 âm lịch.

Ngày nay cách tính thôi nôi cho các bé đơn giản hơn, vào đúng ngày sinh bé tính theo âm lịch thì làm lễ cúng thôi nôi. Như vậy, ví dụ nếu bé trai sinh ngày 20/02 âm lịch năm nay thì đúng ngày 20/02 âm lịch năm sau cúng thôi nôi.
Riêng đối với năm nhuận, có 2 tháng sát nhau (ví dụ có 2 tháng 4 âm lịch), bé trai sinh vào tháng 4 âm lịch đầu thì cúng thôi nôi sẽ vào tháng 3 năm sau, nếu bé sinh vào tháng 4 âm lịch sau thì cúng thôi nôi và tháng 4 âm lịch năm sau.

Cách cúng thôi nôi bé trai miền Nam

Các bước của cách cúng thôi nôi cho bé trai như sau:
Đầu tiên là gia đình chuẩn bị các thành phần trong lễ vật cơ bản cần thiết.
Chuẩn bị nội dung bài cúng thôi nôi với bé trai miền nam như trên.
Chuẩn bị không gian cúng.
Thắp hương nhang, đèn cầy để mời các bà Mụ Đức ông và gia tiên.
Đứng nghiêm trang quần áo chỉnh tề đọc nội dung bài văn khấn.
Đọc xong thì vái lạy đợi nhang cháy.
Sau đó thực hiện nghi thức chọn nghề cho tương lai của trẻ. Cha mẹ sẽ bày những vật dụng phù hợp trong mâm hoặc trên bàn các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền vàng, kéo, đất… cho trẻ bốc
Hương nhang cháy hết thì đến cảm tạ lễ mang hóa vàng.

Mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam đúng phong tục 9

Lễ thôi nôi đối với một đứa trẻ rất quan trọng về cả mặt xã hội, nhận thức đến tâm linh. Nếu có thắc mắc cần tư vấn về lễ cúng thôi nôi hãy gọi chúng tôi để nhận được giải đáp và tư vấn nhé.

TÌm hiểu về mâm cúng thôi nôi cho bé trai ở Miền Nam

Lễ cúng thôi nôi cho bé là một trong những lễ cúng mụ quan trọng, được tổ chức khi bé chào đời tròn một năm. Lễ cúng thôi nôi nhằm tạ ơn Mụ đã che chở cho bé và mong bé khỏe mạnh, bình an sau này.
Lễ cúng thôi nôi đã có từ lâu đời và rất quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, để chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng thôi nôi như thế nào, ngày giờ cúng ra sao, những điều nên tránh khi làm mâm cúng…. thì không phải ai cũng nắm rõ. Mâm cúng giữa các vùng miền sẽ có một vài sự khác biệt, bài viết này dịch vụ đồ cúng Nhân Phúc sẽ hướng dẫn ba mẹ chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé theo phong tục Miền Nam.

Xem thêm:  Cách cúng thôi nôi cho bé trai đầy đủ nhất

Trong nghi thức cúng mụ của người việt có các lễ cúng: đầy cữ, đầy tháng, thôi nôi, cúng căn, cúng đốt… Mâm cúng thôi nôi là một trong những nghi thức quan trọng nhất, nhằm đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của bé.
Đối với Miền Nam thôi nôi là dịp để tạ ơn bà mụ đã tạo ra và che chở cho bé cũng như mong bé sau này được bình an suôn sẻ.

Theo văn hóa phương Đông và quan niệm từ xa xưa thì cúng kiếng sẽ dựa vào lịch âm. Nhưng vì phong tục vùng miền, và văn hoa truyền miệng nên ngày tổ chức thôi nôi cho bé sẽ có sự khác biệt và chênh lệch nhưng phổ biến nhất là quan niệm cúng đúng ngày. Đúng ngày tròn trịa và trọn vẹn. Tuy nhiên cũng có quan niệm bé trai lùi 1 ngày.
Giờ cúng thường được dựa trên khung giờ hoàng đạo trong ngày hoặc giờ theo tuổi của bé theo quy tắc tam hợp.

Điều này có nghĩa là trong 12 con giáp sẽ được chia ra làm 4 nhóm mỗi nhóm có 3 con, 3 con giáp này sẽ có 1 vài nét tương đồng và hỗ trợ nhau, cụ thể :
+ Tam hợp mệnh Thủy: Thân – Tý – Thìn
+ Tam hợp mệnh Kim: Tỵ – Dậu – Sửu
+ Tam hợp mệnh Hỏa: Dần – Ngọ – Tuất
+ Tam hợp mệnh Mộc: Hợi – Mão – Mùi

Song song với đó, sẽ có những nhóm tương khắc không nên chọn làm giờ cúng, cụ thể:
+ Nhóm 1 các con giáp: Dần – Thân – Tỵ – Hợi
+ Nhóm 2 các con giáp: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
+ Nhóm 2 các con giáp: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Khi chọn giờ cúng thôi nôi cho bé trai, thường nên cúng vào buổi sáng và trước 12h, lúc dương khí thịnh.Lễ vật trong mâm cúng mụ được chọn tươi mới, đẹp đẽ, đầy đủ. Bố mẹ có thể tham khảo danh sách cách lễ vật dưới đây để chuẩn bị đầy đủ nhé!

  • Ngũ quả
  • Hoa
  • Nhang, đèn
  • Gạo, muối
  • Giấy cúng
  • Trà, rượu, nước
  • Trầu têm
  • Chè đậu trắng
  • Xôi gấc in đậu xanh
  • Gà chéo cánh
  • Heo quay
  • Ly rượu, ly nước
  • Chén, đũa, muỗng
  • Các lễ vật khách như bánh kem ….

Ngày nay, khi cuộc sống trở nên bận rộn hơn bố mẹ thường không có thời gian để chuẩn bị và nấu nướng. Bố mẹ đừng lo nhé! Hãy liên hệ dịch vụ đồ cúng bé trai miền Nam của Nhân Phúc.

Đa phần thế hệ trẻ còn hơi lóng ngóng trong việc cúng kiếng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu và quy trình như thế nào cho đúng. Nên phần bài đọc này sẽ giúp bố mẹ trẻ tự tin hơn

+ Bước 1: Trước khi cúng mụ, bố mẹ hãy cúng tất cả các ban thờ khác trong nhà như: tổ tiên, ông bà, ông táo, ông địa…. đối với bố mẹ ở phòng trọ không có thờ cúng gì thì có thể bỏ qua bước này.

+ Bước 2: Sau khi cúng ở các ban thờ trong nhà xong, thì tiến hành châm trà, rượu nước, lên đèn và đốt nhang ở mâm cúng mụ (Độ thế nhớ ghi tên, ngày, tháng, năm sinh của bé theo lịch âm)

+ Bước 3: Bố mẹ, hoặc người lớn trong nhà đọc bài cúng khấn và bế bé lại, cho bé chắp tay, váy 3 cái trước án.

+ Bước 4: Chờ 1/2 tàn hương chủ lễ tiếp tục châm thêm rượu trà nước vào 9 cái ly phía trên chắp tay lại lạy 3 lạy ” Nhẫm xin Các đức ông và bà mụ, tổ tiên, thần linh tại bản làm chứng định hướng nghề tương lai cho bé”

+ Bước 5: Sau đó để bé bốc 3 món đầu tiên trong mâm, sau khi bé bốc cho bé lại trả lễ. Gia đình người thân chúc mừng và lì xì cho bé.

+ Bước 6: chờ hết tàn hương thì thực hiện nghi thức hóa vàng ( đốt giấy tiền vàng bạc), rượu nước trà trong mâm rưới quanh đám tro khi đốt xong, còn gạo muối rãi ngoài đường. Xôi chè cho hàng xóm láng giềng để cùng thụ lộc cho bé.

  • Vị trí đặt mâm cúng thường là ở phòng thờ, phòng khách, hoặc phòng bé nằm, tuyệt đối không nên đặt ở ngoài cửa, ngoài sân
  • Số lượng xôi, chè, trầu cau phải đảm bảo đủ 13 phần
  • Nên cúng thôi nôi vào buổi sáng trước 12h
  • Bé trai cúng chè đậu
  • Đối với gia đình ở nhà trọ, có thể để mâm cúng dưới chiếu, sàn nhà, nhưng phải đảm bảo sạch sẽ

 

hotline
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI Freeship Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai