MÂM CÚNG TỔ NGHỀ

Mâm cúng tổ nghề trọn gói. Cúng tổ nghành may, ngành gỗ, xây dụng, cơ khí, làm đẹp....

✅ Trọn gói, đầy đủ, không phát sinh chi phí

✅ FreeShip Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai

✅ Bày biện chu đáo, hướng dẫn cúng bài bản.

MÂM CÚNG TỔ NGHỀ CÓ 3 LỰA CHỌN

Hinh mam cung

GÓI 1

Tiêu chuẩn

2.590.000đ

Hinh mam cung

GÓI 2

Cao cấp

3.390.000đ

Hinh mam cung

GÓI 3

Đặc biệt

5.090.000đ

Bảng giá mâm cúng tổ nghề cho công ty

Dịch vụ đồ cúng Nhân Phúc cung cấp mâm cúng tổ nghề trọn gói cho các khách hàng có nhu cầu cúng tổ nghề vào mỗi dịp cuối năm. Cúng tổ nghề sẽ đơn giản và thuận tiện hơn với mâm cúng tổ trọn gói từ dịch vụ của chúng tôi.

Như chúng ta đã biết, ngành nghề nào cũng có nguồn cội, có người bắt đầu, người khai sinh ra nghành nghề đó. Các ngành nghề như ngành gỗ, ngành xây dựng, cơ khí, làm đẹp (make up, nail, tóc, spa), sân khấu điện ảnh, giáo dục, sửa xe… ngành nào cũng có cội nguồn.

Vào mỗi dịp cuối năm mọi người lại sắm sửa mâm lễ để dâng lên tổ nghề. Cảm tạ Tổ đã phù hộ cho việc làm ăn kinh doanh cả một năm qua được thuận lợi suôn sẻ. Đây là nét đẹp văn hoá, uống nước nhớ nguồn mà chúng ta đã được dạy từ khi bé.

Mâm cúng giỗ tổ nghề 1

Dịch vụ mâm cúng tổ nghề trọn gói

Cúng tổ nghề mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, và là phong tục nên gìn giữ và phát huy. Mặc dù quan trọng nhưng chúng tôi biết Anh Chị rất bận rộn vào dịp cuối năm. Để tự chuẩn bị một mâm cúng giỗ tổ nghề là điều phức tạp. Dịch vụ mâm cúng tổ nghề trọn gói của Nhân Phúc giúp cho Anh Chị có được mâm cúng tổ nghề đầy đủ trọn vẹn. Nhanh chóng, tiết kiệm và đầy đủ là tiêu chí của mâm cúng tổ nghề trọn gói.

Chúng tôi hiện cung cấp các mâm cúng tổ nghề cho các ngành nghề phổ biến hiện nay như:

  • Ngày giỗ tổ nghề cơ khí
  • Ngày giỗ tổ nghề kinh doanh, buôn bán
  • Ngày giỗ tổ nghề Makeup
  • Ngày giỗ tổ nghề mộc
  • Ngày giỗ tổ nghề nail, tóc
  • Ngày giỗ tổ nghề Spa
  • Ngày giỗ tổ nghề sân khấu
  • Ngày giỗ tổ nghề sửa xe
  • Ngày giỗ tổ nghề thêu
  • Ngày giỗ tổ nghề thợ may
  • Ngày giỗ tổ nghề xây dựng, nghề thợ hồ
  • Ngày giỗ tổ nghề đá, gốm

Cúng giỗ tổ nghề là gì?

Cúng tổ nghề hay cúng giỗ tổ nghề là ngày cúng giỗ vị Tổ nghề (tổ sư) đã sáng lập ra ngành nghề đó. Đa phần các ngành nghề phổ biến tại Việt Nam đều có Tổ nghề.

Phong tục cúng giỗ tổ nghề hàng năm luôn đươc chú trọng và quan tâm. Ngày cúng giỗ tổ nghề được quan tâm chỉ bao gồm những người theo nghề và đôi khi còn ảnh hưởng tới mọi người và tạo nên những sự kiện lớn (ví dụ Giỗ tổ nghề sân khấu).

Hiện tại có rất nhiều ngày lễ giỗ tổ nghề được lưu truyền và gìn nhữ bởi những người theo nghề có tâm: giỗ tổ nghề mộc, sân khấu, xây dựng, nail tóc spa, cơ khí….

Giỗ tổ nghề sân khấu.

  • Ngày giỗ tổ ngành sân khấu: 12 tháng 8 âm lịch
  • Tổ nghề: Hai vị hoàng tử (theo lưu truyền)

Giỗ tổ nghề Sân khấu thường được nhiều người quan tâm, ngay cả những người không theo nghề cũng quan tâm bởi đây là giỗ tổ nghề nổi tiếng. Hằng năm giỗ tổ nghề sân khấu được các báo đài rất quan tâm.

Giai thoại về vị tổ nghề Sân khấu Việt Nam được lưu truyền rằng: Có một vị vua hiếm muộn về đường con cái. Sau một thời gian dài cầu trời khấn Phật thì ông cũng sinh hạ được 2 hoàng tử khôi ngô. Hai vị hoàng tử này rất mê ca hát, không quan tâm tới việc triều chính.

Trong một lần trốn cha đi coi hát ho qua đời vào ngày 12 tháng 8 âm lịch.Linh hồn của họ ở lại sân khấu, độ trì cho người theo nghiệp cầm ca. Ngày họ qua đời được giới nghệ sĩ lấy làm ngày giỗ Tổ nghề.

Giỗ tổ nghề sân khấu
Giỗ tổ nghề sân khấu

Giỗ tổ ngành xây dựng

  • Ngày giỗ tổ ngành gỗ: 20 tháng 12 âm lịch
  • Tổ nghề: Ông Nguyễn Công Nghệ (thời chúa Trịnh) hoặc Lỗ Ban

Giỗ tổ nghề xây dựng nói chung bao gồm: ngành xây dựng, ngành gỗ, ngành cơ khí. Cả ba ngành này thờ chung vị tổ nghề và cùng vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm

Ngoài ngày 20 tháng Chạp rất phổ biến này thì, nhiều nơi còn lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch hằng năm làm ngày giỗ tổ ngành xây dưng (tợ xây, thợ nề, cơ khí). Tuy nhiên ngày 13 tháng 6 quy mô không bằng ngày 20 tháng chạp.

Về ông tổ ngành xây dựng thì có các tryền thuyết khác nhau:

Truyền thuyết 1: Tương truyền vào thời chúa Trịnh có một chàng trai tên Nguyễn Công Nghệ rất giỏi làm Mộc. Một hôm, chàng được Chúa vời vào cung để chạm trổ ngai vàng. Với nghề làm mộc lâu đời, chàng nhanh chóng tạo ra một tuyệt phẩm bề thế, uy nghi.

Thế nhưng vì làm việc mệt mỏi trong nhiều ngày, Nguyễn Công Nghệ ngủ quên trên ngai vàng. Chứng kiến cảnh tượng này, chúa Trịnh rất nổi giận bèn giam chàng vào ngục tối với lý do phạm thượng. Sau khi chúa mất, bà chúa lên ngôi.

Nhìn thấy ngai vàng chạm trổ quá tinh vi, nghệ thuật, bà Chúa bèn tìm hiểu và cho gọi Nguyễn Công Nghệ, yêu cầu trạm chỗ một bức tượng Phật từ tâm. Sau hơn 3 năm miệt mài, cuối cùng người thợ Mộc cũng hoàn thành bức tượng Phật 4 mặt, nghìn mắt nghìn tay quy mô, hoành tráng. Thế nhưng vì lao lực quá lâu, từ một chàng trai vạm vỡ, khỏe mạnh Nguyễn Công Nghệ biến thành kẻ ốm yếu, mùa lòa rồi trượt chân rơi xuống suối mà chết. Từ đó, người dân tưởng nhớ đến tài năng của chàng rồi lập lễ cúng, coi đây là tổ nghề của ngành xây dựng.

Truyền thuyết 2: Truyền thuyết ghi lại, vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, ở nước Lỗ có một người thợ mộc tài giỏi. Ông tuân lệnh nhà vua bỏ ra gần 3 năm ròng rã nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được một người, lợi dụng hướng gió mà thả bay lên trời thám thính tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Lỗ Ban danh tiếng vang lừng, được mọi người tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.

Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có ông Công Thư Ban chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện, nghiên cứu và chế tạo ra hai dụng cụ để phục vụ cho xây dựng chuẩn xác và mau chóng. Đó là “quy” giống như chiếc compa ngày nay, và “củ” là chiếc thước bọt nước cổ xưa.

Mạnh Tử có hạ bút tán dương ca ngợi công lao Công Thư Ban như sau: “Công Thư tử chi xảo, bất dĩ quy củ, bất năng phương viên hành”, có thể tạm dịch: “Công thư thật tinh xảo, không có thước compa và thước thủy thì không thể tạo thành mặt hình tròn và hình vuông phẳng được”.

Cũng theo truyền thuyết, giới thợ lúc ấy gọi ông là Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày chỉ gọi là Lỗ Ban và Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp với 8 quẻ bát quái và sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt của nghề mộc (ngay cả nghề thợ hồ cũng sử dụng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà, khuôn cửa. Thước có chiều dài 1 thước Tàu (khoảng 44 cm) gồm 4 cung, 16 cửa xấu, tốt. Đến thời Lỗ Ban thuở Lục quốc phân tranh, ông đem đúc kết lại kinh nghiệm, hiệu chỉnh lại thước Lỗ Ban cũng chiều như cũ, nhưng có 8 cung, 32 của tốt, xấu, may, rủi, sinh tử, ly biệt…

Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.

giỗ tổ ngành xây dựng
Giỗ tổ ngành xây dựng

Giỗ tổ ngành may

  • Ngày giỗ tổ: 12 tháng 12 âm lịch
  • Tổ nghề: Bà Nguyễn Thi Sen (triều đại nhà Đinh)

Nghề may là nghề truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam và bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề thì rất khó. Riêng ở Hội An, các bậc cao niên truyền lại rằng: vị Tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen.

Theo thần tích, Bà Nguyễn Thi Sen sinh ra và lớn lên ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây (ngôi làng được Quý Minh Đại Vương là thần tướng dưới thời Hùng Vương lập lên). Vào tuổi trăng tròn bà là người con gái xinh đẹp, nết na, đảm đang, giỏi giang việc trồng dâu, dệt vải, may mặc, thêu thùa.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông, trong đó tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc chính là Thánh tổ nghề May – Nguyễn Thị Sen.

Nhân dịp Vua Đinh Tiên Hoàng về trấn Sơn Tây kén chọn hiền tài giúp nước, đến làng Trạch Xá – Tổng Hòa Lâm – Huyện Ứng Hòa, đã cảm mến và kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Sen. Theo vua về kinh đô Hoa Lư, bà được phong là Tứ Phi Hoàng Hậu.

Tại cung vua, bà được giao quản bộ May trang phục Hoàng Triều. Với trí thông minh, sự khéo léo và sáng tạo, bà đã cùng các cung phi tạo nên các loại quần áo của Hoàng tôn, Công tử, Hoàng hậu và Triều nghi, thứ nào cũng vừa trang trọng vừa tiện lợi. Đặc biệt đã đào tạo được đội ngũ người may, người thêu thùa đông đảo. Bà dạy cho các cung nữ từng đường kim, mũi chỉ phát triển nghề may trong cung vua mà trước đây chưa hề có.

Vào năm Kỷ Mão (979) Vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần sát hại. Buồn chán trước cảnh triều đình rơi vào binh đao tranh quyền, đoạt vị, bà đã đưa các con từ giã Hoàng cung trở về làng Trạch Xá quê hương. Tại đây, bà đã mang nghề may trong cung truyền dạy cho dân làng và từ đó nghề may đã phát triển đời này nối tiếp đời sau, đến nay đã được hơn ngàn năm. Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp.

Để con cháu muôn đời biết về công đức của tiền nhân, người dân làng Trạch Xá đã lập đền thờ suy tôn bà là Đức Thánh Tổ nghề May và tổ chức Lễ hội Giỗ Tổ nghề May vào ngày 12 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Cúng tổ ngành may
Cúng tổ ngành may

Mâm cúng giỗ tổ trọn gói giao tận nơi

Dịch vụ đồ cúng Nhân Phúc nhận đặt mâm cúng giỗ tổ nghề giao tận nơi. Việc sắm sửa các lễ vật trong mâm cúng giỗ tổ nghề cũng có sự thay đổi nhưng dù có thay đổi hay khác biệt như thế nào thì có một số lễ vật cơ bản luôn có mặt trong mâm cúng giỗ tổ nghề là:

  • Hoa tươi
  • Đĩa đựng trầu cau
  • 1 con gà trống luộc
  • 1 con heo sữa quay
  • Đĩa trái cây
  • Giấy cúng giỗ tổ ngành
  • Nến (đèn cầy)
  • Nhang
  • Bộ tiền vàng mã truyền thống
  • Đĩa bánh kẹo
  • Chè
  • Xôi gấc

Bài văn khấn giỗ tổ nghề

Mâm cúng giỗ tổ nghề 6

 

hotline
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI Freeship Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai