Nhập trạch là gì và cách cúng nhập trạch đơn giản

Nhập trạch là dọn vào nhà mới, lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Người Việt ta có câu “đất có thổ công, sông có hà bá” nên khi dọn vào nhà mới là ta làm lễ báo cáo với thổ thần, thần linh nơi nhà mới.

Nhập trạch là gì và cách cúng nhập trạch đơn giản 1

Nhập trạch lấy ngày là gì ?

Nhập trạch lấy ngày dành cho các gia đình chưa thể dọn về ở luôn nhưng muốn cúng nhập trạch vào đúng ngày đẹp, giờ đẹp. Sau đó chọn ngày thich hợp mới dọn đồ đạc về ở.

Cúng nhập trạch lấy ngày mặc dù không về ở luôn nhưng cũng cần tuân thủ các trình tự theo bài bản của một lễ nhập trạch.

Các lưu ý khi nhập trạch

Nếu bạn đã thực sự quan tâm và muốn một lễ nhập trạch đầy đủ, bài bản thì nên tham khảo thêm các lưu ý dưới đây.

Những điều nên làm

  1. Xem ngày, giờ chuyển nhà về nhà mới. Nên chọn theo đúng tuổi chủ nhà. Có điều kiện nên tìm hiểu qua những thầy để chắc chắn hơn.
  2. Người chuyển đồ sang nhà mới là đích thân chủ nhà
  3. Khi làm thủ tục về nhà mới lấy ngày, gia chủ cũng chính là người đi đầu cầm lễ cúng bái, những người còn lại sẽ theo sau.

Những điều nên kiêng kỵ

  1. Thai phụ sẽ không được chuyển nhà vì điều này được xem là phạm vào thần thai, nếu bất đắc dĩ phụ nữ mang thai chuyển nhà thì nên dùng chổi mới quét lên mọi đồ đạc
  2. Nếu phải mượn tuổi dọn nhà nên tránh mượn người tuổi Dần (tuổi Hổ) Bởi tuổi này được coi là hung dữ và không tốt cho việc này.
  3. Ngày về nhà mới, nếu làm lễ chuyển nhà mà gia chủ chưa ở ngay thì cũng nên nán lại ngủ ở đó một đêm để hoàn thành việc báo cáo là nhà đã có người ở và hoàn tất lễ cúng về nhà mới.

Những lưu ý khác

  • Sau khi đọc văn khấn thần linh, Bạn sẽ cần đọc thêm văn khấn cáo yết gia tiên, sau đó mới được thu dọn đồ đạc và mâm cỗ cúng. (có bài văn mẫu ở cuối bài này)
  • Sau khi dọn đồ cúng để thụ lộc, mọi người làm lễ bái tạ, chắp tay vái 3 vái trước bàn thờ để tạ ơn thần linh và gia tiên.
  • Nên chọn thời gian chuyển nhà là sáng, trưa, chiều sớm, không nên chuyển vào buổi tối.
  • Nên tìm hiểu nghi lễ nhập trạch và phong tục thờ cúng ở địa phương dựa theo kinh nghiệm của những người đi trước hoặc người lớn trong nhà. Không nên hoàn toàn tin tưởng vào những bài viết trên mạng internet.

Trình tự và cách làm lễ nhập trạch

Trình tự làm lễ nhập trạch về cơ bản khá đơn giản. Tùy theo vùng miền có thể thay đổi đôi chút nhưng tưu chung lại bao gồm các bước sau:

Bước 1: Mang bếp than củi vào nhà, để ở lối ra vào cửa chính, mở hết các cửa, bật đèn sáng lên trong không gian nhà. Tiếp đó gia chủ sẽ bưng bát hương thờ Thổ Công và bước qua bếp than củi, chân trái bước trước, những người còn lại theo sau cũng làm như vậy. Sau những vật này, các đồ dùng tiếp theo sẽ là chiếu nằm, bếp gas, chổi quét nhà, muối, nước, gạo,…

Bước 2: Sắm lễ để dâng gia tiên và Thổ Công trong thủ tục dọn nhà lấy ngày bao gồm 3 mâm: hương hoa, trái cây, mâm cơm (xem chi tiết các đồ lễ trên mâm trong bài viết: Mâm cúng nhập trạch trọn gói). Khi bày lễ lên cần chọn hướng đẹp với gia chủ, người đó cũng sẽ thắp hương khấn lễ. Khi đọc văn khấn cần đọc hai bài, một cho Thần linh và một cho gia tiên, cuối cùng là châm bếp đun nước.

Về việc châm bếp nước nấu, khi đun nước về nhà mới cần để nước sôi từ 5 – 10p rồi mới tắt bếp. Việc làm này có ý nghĩa sâu xa là để khai bếp, pha trà dâng cho Thổ Công và cả Gia tiên, dĩ nhiên Bạn có thể dùng nước vừa đun để mời những vị khách đầu tiên đến nhà.

Bước 3: Dọn lễ sau khi hoàn tất

Như vậy sau khi xong 3 bước trên, gia chủ ngủ lại 1 đêm tại nhà mới là đã hoàn thành xong thủ tục nhập trạch lấy ngày. Thần linh đã chứng giám sự có mặt của Bạn trong căn nhà mới. Và Bạn có thể từ từ chuyển đồ đạc vào nhà trong những ngày sau đó.

Có được chuyển đồ vào trước hay không ?

Quan điểm chuyển đồ đạc vào nhà trước ngày làm lễ nhập trạch có được không thì có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, cúng nhập trạch nhằm khai báo với thổ địa thần linh về việc chủ nhà và gia đình sẽ sinh sống ở đây. Nhập trạch chỉ được tính khi chủ nhà làm lễ cúng chuyển nhà mới, do đó nếu chủ nhà có chuyển đồ, sửa nhà, kê đồ trước khi nhập trạch thì cũng hoàn toàn được.

Bài văn khấn nhập trạch đơn giản

Theo cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin – một trong những cuốn sách được đánh giá cao, Văn khấn lễ nhập trạch gồm 2 phần là văn khấn Thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.

Bài văn khấn thần linh

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương !
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần!
– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này!
Tín chủ (chúng) con là:……………..
Hôm nay là ngày….tháng….năm…..tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh, Thông minh chính trực, Giữ ngôi tam thai, Nắm quyền tạo hoá, Thể đức hiếu sinh, Phù hộ dân lành, Bảo vệ sinh linh, Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:……………… và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Bài văn khấn gia tiên

Kính lạy Tiên nội ngoại họ……………..
Hôm nay là ngày…..tháng…..năm…..
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):………………………………………………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ…………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

hotline
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI Freeship Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai