Những lưu ý khi cúng chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) Thiên Hậu Cung (天后宮) hay còn được biết với tên gọi là Chùa Bà Thiên Hậu (天后祠, 天后寺) ,gọi tắt là chùa Bà, hay miếu bà Thiên Hậu (天后廟) ; hiện tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Đây là ngôi miếu do các ban người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Những lưu ý khi cúng chùa bà Thiên Hậu Bình Dương 1

Không biết miếu bà Thiên Hậu được xây cất năm nào, chỉ biết lúc đầu ngôi miếu tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu . Đến năm 1923, sau khi ngôi miếu ấy bị hư hoại (có lời kể là bị hỏa hoạn), thì bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) mới chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí ngày nay.

Ngôi miếu gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung (天后宮), trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ Quốc Thái Dân An (國泰民安), hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.

Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí hình tượng “lưỡng long tranh châu”, “cá chép hóa rồng”. Hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan văn, quan võ…theo lối kiến trúc của người Hoa.

Hai dãy nhà ở hai bên chính điện được xem như Đông lang, Tây lang của ngôi miếu. Đây là nơi làm việc, hội họp và là những kho chứa đồ đạc, gọi chung là Thất phủ công sở (七府公所).

Những lưu ý khi cúng chùa bà Thiên Hậu Bình Dương 3

Trong chánh điện có cặp đối, nội dung các cặp đối là ngợi ca công đức và sự linh diệu của Bà trong việc cứu nhân độ thế. Tại chánh cung, thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới. Bên trái bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương, là năm vị nữ thần tượng trương cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ . Bên phải thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công.

Chùa bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Bình Dương nổi tiếng bởi sự linh thiêng và được nhiều du khách thập phương đến để thắp nhang chiêm bái. Chùa bà Thiên Hậu Cung được quản lý bởi bốn ban người Hoa đương nhiệm, để duy trì những hoạt động lễ hội cũng như việc cúng bái, dúng dường của gia chủ thập phương đến từ nhiều tỉnh thành. Đa số khách thập phương đến cúng bái Bà Thiên Hậu để cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên quý gia chủ nên lưu ý những điều sau để việc cầu xin được tốt hơn.

Xin keo tại chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Hiện nay khi đi chùa quý gia chủ sẽ xin keo ở dưới bàn giữa ngay chánh điện nơi đặt tượng Bà Thiên Hậu. Quý gia chủ nên khấn nguyện việc cần xin rồi thảy keo trong 3 lần, nếu như được âm, dương thì chúc mừng gia chủ đã được bà chứng lời cầu nguyện. Tuy nhiên nếu thảy hết 3 lần vẫn không được (2 âm, 2 dương) thì quý gia chủ hãy đợi dịp khác cầu xin.

Vì theo nguyên tắc cúng bái nếu như cố gắn thảy cho được thì điều này là không được bà chấp nhận. Hơn nữa việc quý gia chủ cầu xin quá lâu sẽ khiến cho những người chờ đợi mất thời gian theo mình. Như vậy điều này cũng vô tình gây khó chịu cho người khác. Và nó cũng như một tính xấu của mỗi con người Phật tử khi đi chùa.

Thử nghĩ đi chùa cầu xin sự bình an tốt lành để tâm thanh tịnh mà trong lòng ích kỷ tranh giành gây ảnh hưởng người khác thì cũng không đúng với ý nghĩa của việc đi chùa. Đây là việc khá quan trọng mà quý gia chủ khi đi cúng Bà cần lưu ý.

Những lưu ý khi cúng chùa bà Thiên Hậu Bình Dương 5

Khi đi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu quý gia chủ sẽ có thể thỉnh được lộc quả và lộc vàng. Riêng lộc vàng thì chỉ có tháng giêng thỉnh, vì là lộc đầu năm cầu xin sự cát tường thịnh vượng. Đối với lộc hoa quả gia chủ hãy xem kỹ trước khi thỉnh, bởi vì nhiều người họ đến mang theo hoa quả cúng xong rồi họ sẽ mang về nhà chứ không để luôn tại chánh điện, nên khi quý gia chủ đã thỉnh lộc này thì có thể họ sẽ không vui khi bị lấy mất đồ cúng của họ.

Nếu quý gia chủ muốn thỉnh lộc hoa quả có thể liên hệ với người trực ở đây. Tiêu biểu là người đứng trực đánh trống khi có người đến chiêm bái. Việc nhiều người vô ý lấy trái cây hay hoa của người khác đối với cá nhân họ mà nói sẽ rất khó chịu khi mà họ định lấy lại những món ấy mang về. Đây cũng là một điều cần lưu ý mà quý gia chủ cần nắm rõ trước khi đi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Thủ Dầu Một Bình Dương.

Cúng dường chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Việc cúng dường tại chùa bà Bình Dương là tùy hỷ, tùy theo điều kiện tài chính của gia chủ. Không bắt buộc phải cúng bao nhiêu vì khi đi chùa đó là do tâm niệm thiện của mỗi người và muốn cầu xin đấng tối cao là bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ban cho lộc may mắn. Nêu đây chỉ là một hình thức để góp một phần kinh phí vào việc tu bổ cho chùa hoặc tạo phúc lợi cho người dân kém may may mắn.

Đây là một việc tốt lành và sẽ mang lại nhiều phúc đức cho gia chủ. Nhưng khi cúng dường gia chủ nên lưu ý là hãy để tiền vào trong thùng công đức được đặt trên chánh điện và hãy nhét cho tiền rớt hẳn xuống thùng. Đảm bảo không thể lấy ra được phòng một số trường hợp kẻ gian có thể khều ra lấy tiền công đức của bà. Điều này đã từng xảy ra khá nhiều tại chùa bà Thiên Hậu Bình Dương.

Trang phục khi đi chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Chọn trang phục để đi chùa như thế nào đúng nhất thì việc này hầu như ai cũng biết, chỉ nên mặc những trang phục giãn dị không quá màu mè hở hang. Riêng vấn đề này nhiều người biết nhưng do sở thích hay sự vô ý thức mà một số người ăn mặc theo kiểu khoe hàng để vào nơi tôn nghiêm thắp nhang.

Thiết nghĩ đây là một sự mạo phạm Bà, không thể chấp nhận. Quý anh có thể mặc quần dài và áo có tay, tránh mặc quần sọc, quần đùi, áo ba lổ, sát nách, quý cô có thể chọn trang phục kín đáo tốt nhất là quần dài và áo có tay, hoặc có thể là đồ bộ, tránh mặc những loại váy hay quần sọc, áo dây hay áo ống. Những loại trang phục này chỉ thích hợp đi bar hay dự tiệc chứ không phải để vào cúng Bà.

Hơn nữa đối với những cô gái thích ăn mặc phản cảm vào lễ chùa sẽ gây ra việc những tên biến thái có ý đồ xấu sẽ lợi dụng chốn đông người mà hành sự. Tạo ra sự hỗn loạn mất văn hóa chốn tâm linh. Nhiều vụ việc như thế đã xảy ra trong quá trình cúng bà tại chùa trong nhiều năm qua. Đây cũng là một nét văn hóa thể hiện vẻ đẹp cho cả những du khách và sự đánh giá vào cá nhân mình.

Không lý nào quý vị lại nghĩ theo sở thích mà muốn mặc gì thì mặc vào chốn tôn nghiêm như chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hãy đi cúng Bà với một bộ trang phục kín đáo thể hiện sự tin6 trọng và tín ngưỡng khi tham gia lễ chùa đây là một lưu ý mà chúng tôi muốn gửi đến quý gia chủ cần nên quan tâm.

Thắp nhang tại chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Thắp nén nhang cho Bà để cầu mong mọi sự được hạnh thông cầu được ước thấy đó chính là yếu tố hàng đầu mà người đi chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Bình Dương ai cũng cần, nhưng nếu chúng ta có ý thức không chen lấn trình tự để vào thắp một nén nhang tỏ lòng thành kính là được. Không nhất thiết phải xô đẩy chỉ vì được cắm cây nhang cho Bà, việc này nếu như xét về góc độ đạo đức con người thì lòng tranh giành, giành giật liệu có được bà chứng cho hay không.

Thâm chí có nhiều người còn ôm luôn cái lư nhang của Bà trên chánh điện đứng im đó cầu xin đợi tàn hết nhang nữa, không cho người khác có thể vào được để thắp cho Bà nén nhang của họ. Những việc này theo văn hóa ứng xử đã không đúng rồi đừng nói chi tới việc tâm linh đó là một sự chiếm hữu thánh thần. Người phàm lòng tham muốn chiếm hửu tất cả, kể cả thần thánh cũng muốn chiếm hữu cho riêng mình thì đây chính là một sự mạo phạm. Và câu trả lời thì chắc khi đọc qua bài này bạn đã biết thế nào rồi.

Lời kết

Trên đây là những lưu ý mà dịch vụ đồ cúng trọn gói Tân Vinh Phúc muốn gửi tới quý gia chủ khi đi cúng Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Bình Dương. Qua nhiều lần tham khảo và thực tế tại chùa Bà Thiên Hậu Cung chúng tôi đã trãi nghiệm nhựn sự việc này khá nhiều. Và qua đó chúng tôi nhận thấy nên gửi đôi dòng đến quý gia chủ khi đến cúng bái tại chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương. Nếu có ý kiến đóng góp xin quý gia chủ hãy gửi về cho chúng tôi. Rất mong sự hồi âm của quý vị.

Những lưu ý khi cúng chùa bà Thiên Hậu Bình Dương 3

Miếu bà Thiên Hậu ở thành phố Thủ Dầu Một, là nơi tín ngưỡng của đồng bào người Việt gốc Hoa (chủ yếu) trên đất Bình Dương và các tỉnh thành lân cận. Lễ hội chính ở miếu Bà là Lễ hội Chùa Bà được long trọng tổ chức vào đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đông đảo và vui nhất là buổi rước kiệu Bà tuần du chợ Thủ Dầu Một diễn ra vào ngày rằm. Buổi rước Kiệu Bà diễn ra với sự theo dõi của hàng triệu người đến từ khắp nơi trong nước. Buổi lễ còn có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân nên đã tạo nên không khí rất đông vui và rộn ràng.

Nguồn: Báo Bình Dương

hotline
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI Freeship Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai