Vì sao cúng cá lóc nướng ngày vía thần tài

Ngày vía thần tài năm nay là ngày nào bạn đã biết chưa? Đọc bài này để biết rõ hơn về ngày vía thần tài mà dân tình nô nức cúng hàng năm nhé.

Ngày vía thần tài năm nay

Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần trên trời, chuyên cai quản Tài – Phúc – Phú – Quý, mang lại tài lộc, sung túc và may mắn.

Những người làm kinh doanh quan niệm vào ngày vía Thần Tài (tức mùng 10 tháng Giêng) thường dọn dẹp bàn thờ Thần tài, chuẩn bị mâm cỗ cúng với mong muốn cả năm nhận được tài lộc.

Những năm gần đây, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Không chỉ mua vàng để cầu tài lộc, vào ngày vía Thần Tài, người ta cũng thường làm mâm cúng mặn cúng Thần Tài. Cỗ cúng Thần Tài ngày 10 tháng Giêng chuẩn nhất, đơn giản nhất là gồm các món: thịt luộc, tôm, trứng luộc chín.

Theo đó, cỗ cúng Thần Tài ngày vía Thần Tài gồm các thứ cần thiết nhất là 3 quả trứng, 1 đĩa tôm, 1 miếng thịt luộc. Vì quan niệm Thần Tài xuất phát từ tín ngưỡng Trung Quốc nên vào ngày này, có nơi còn cúng thêm bánh.

Ở miền Nam, ngày vía Thần Tài, những người kinh doanh chuẩn bị thêm món cá lóc nướng để cúng. Hoặc thay cho cá lóc, có nơi cúng cua, mía. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng-ngày vía Thần Tài là món cá lóc nướng lại cháy hàng.

Ngoài ra, mâm cúng Thần Tài ngày vía Thần Tài (mồng 10 tháng Giêng) cần phải có rượu, hoa cúc, vàng giấy. Một đĩa tỏi sống từ 5 củ trở lên. Một đĩa sâu lòng đựng nước, thả cánh hoa để “tụ khí”.

Cứ tới ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng), người dân lại đổ xô đi mua cá lóc nướng để cúng Thần tài. Vậy tại sao lại có việc cúng cá lóc nướng vào ngày vía Thần tài?

Ngày vía Thần tài là ngày gì và Thần tài là ai?

Theo nhiều tài liệu được lưu truyền, tục thờ Thần tài hay cúng vía Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc và chỉ mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XX.

Trong sách “Phong tục thờ cúng của người Việt”, tác giả có nêu lên nguồn gốc của Thần tài như sau:

“Thần tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn thần Tài.

Người xưa thờ thần Tài ở xó xỉnh xuất phát từ điển tích: có một lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thanh Thảo, được Thủy thần cho một nô tỳ tên là Như Nguyện.

Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trông nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó nhân một ngày tết, vì lí do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện.

Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ”.

Để giải thích cho việc người dân chọn ngày 10 tháng Giêng để cúng vía Thần tài, nhiều tài liệu lại dẫn câu truyện về vị Thần tài bị tai nạn.

Cụ thể, câu chuyện kể rằng thần Tài vốn là vị thần cai quản tài lộc ở trên thiên đình. Trong một lần uống rượu, say quá nên thần đã rơi xuống trần gian, va đầu vào hòn đá nằm bất tỉnh và quên hết cả danh tính, lai lịch của mình.

Ngay khi thần hạ thế, mọi người thấy một người ăn mặc quái lạ lại nằm im ở ngoài đường nên tưởng người đó bị điên. Họ bèn lột sạch quần áo, mũ nón của thần đem bán.

Lúc thần tỉnh lại thì không thấy quần áo và cũng chẳng còn nhớ gì. Không có của cải trên người, không thông thạo công việc trần gian, thần bèn trở thành một người ăn xin.

Chủ một cửa hàng kinh doanh buôn bán đồ ăn thấy người ăn xin tội nghiệp nên đã mời vào ăn.

Người ăn xin (hay Thần tài) ăn rất nhiều và kì lạ thay, từ lúc người ăn xin bước vào thì khách kéo đến nườm nượp. Thấy vậy, chủ cửa hàng này ngày nào cũng mời người ăn xin vào ăn.

Xem thêm:  Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa chuẩn nhất

Một thời gian sau, khi thấy lượng khách duy trì ổn định, người bán hàng thấy Thần tài chẳng làm gì mà suốt ngày chỉ ăn uống lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, sợ khách không dám đến ăn và hao phí đồ ăn nên người chủ đã đuổi Thần tài đi.

Quán đối diện thấy vậy, bèn mời Thần tài vào để tiếp đãi thì bỗng dưng tất cả khách hàng ở quán kia lại kéo hết sang quán này ăn.

Có người thấy thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua và tình cờ sao lại mua cho ông đúng bộ quần áo của ông.

Sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì thần nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.

Từ đó mọi người lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía thần tài và lập bàn thờ để thờ Thần tài.

Cúng vía thần tài

Cúng vía Thần tài cần chuẩn bị những gì?

Theo phong tục của người miền Nam, để cúng vía Thần tài, người dân thường chuẩn bị:

  • Một bình hoa tươi,
  • Một con tôm (luộc hoặc rán),
  • Một con cá lóc nướng,
  • Một con cua (luộc, hấp),
  • Một miếng thịt lợn quay,
  • Một bộ giấy tiền vàng mã,
  • Một mâm ngũ quả,
  • Chén rượu.

Theo VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Linh (Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị của Đại học Xây dựng) cho biết, người làm kinh doanh nên làm lễ cúng vía Thần tài ở chính nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa.

Còn người không kinh doanh có thể cúng vía thần tài ở nhà hay đình chùa đều được. Sở dĩ ông có lời khuyên như vậy là vì Thần Thổ địa thờ tại nhà cũng chính là Thần tài của gia đình.

Ngoài ra, không nên đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công bởi cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”. Chính vì thế, mâm cúng Thần tài ở nhà riêng tốt nhất nên đặt trong nhà.

Tại sao mâm cúng vía Thần tài phải có cá lóc nướng?

Cứ vào dịp cúng vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng), các gia đình, công ty, cửa hàng… có thờ Thần tài đều sắm sửa lễ vật để làm mâm cúng.

Ngoài những lễ vật quen thuộc là “tam sên”, gồm: thịt heo, tôm, trứng hay những thứ bắt buộc phải có trên mâm cúng như vàng mã, hoa tươi, hoa quả thì cá lóc nướng là món không thể thiếu trong dịp này.

Cá lóc dùng để cúng Thần tài phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi, đem đi nướng trui. Việc để cá lóc nguyên trạng, không cạo vảy như trên là để tưởng nhớ cha ông ta rất thiếu thốn và khó khăn trong buổi đầu khai hoang.

Theo báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh đã có lí giải cho việc sử dụng cá lóc nướng để thờ cúng.

Cụ thể, ông Sinh nhận định, “Có thể xuất phát từ việc người ta đồn đại cúng cá lóc sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc, nên họ cứ truyền nhau và nó trở nên ngày một phổ biến”.

Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm “việc người dân đổ xô đi mua cá lóc để cúng ngày thần tài là do thói quen, mê tín”. Và ông không cổ xúy việc cúng cá lóc, bởi đây cũng là một hành động tiếp tay cho sát sinh trong ngày cúng vía Thần tài.

Sự tích ngày vía Thần Tài

Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần trên trời, chuyên quản Tài – Phúc – Phú – Quý, mang lại tài lộc, sung túc và may mắn.

Về sự tích ngày vía Thần Tài theo dân gian, Thần Tài là vị thần sống ở trên trời, chuyên trông coi chuyện tiền bạc. Trong một lần xuống hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán.

May thay khi Thần Tài đi lang thang xin ăn thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng. Song, một thời gian sau, cửa hàng đó làm ăn sa sút, vắng khách do chủ nhà thấy Thần Tài không làm gì, ăn bốc nên không cho ở nữa.

Thấy vậy nhiều người kinh doanh buôn bán khác tìm mời Thần Tài về, đưa đi mua quần áo mới để mặc. Cũng may Thần Tài đã mua lại quần áo lúc trước rồi mặc quần áo, đội mũ bay về trời. Từ đó, nhiều người xem ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài bay về trời.

Vì vậy theo thông lệ, vào ngày này, nhiều người, nhiều nhà, đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán và kinh doanh đều mua vàng làm lễ vật để cầu mong một năm may mắn nhiều tài lộc. Vàng không chỉ có giá trị thiết thực và khả năng tích trữ cao mà còn mang ý nghĩa phú quý cát tường, tài lộc may mắn cho năm mới.

Xem thêm:  Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa chuẩn nhất

Ngày vía thần tài tại sao cúng cá lóc nướng?

Cứ vào dịp mùng 10 tháng Giêng, các gia đình, công ty, cửa hàng…thờ Thần tài đều nô nức sắm sửa lễ vật để làm mâm cúng Thần tài để cầu làm ăn thuận lợi, phát triển, “mua may, bán đắt”. Ngoài những lễ vật quen thuộc như thịt heo, gà quay, vàng mã, mâm cúng không thể thiếu món cá lóc nướng.

Lưu ý ngày cúng vía thần tài

Trong ngày vía Thần tài, chuyên gia Mai Văn Sinh cũng đưa ra 3 lưu ý cơ bản sau:

1. Người dân không nên quá cuồng tín việc mua vàng, có những người xếp hàng từ 2-3h sáng chỉ để mua được một thỏi vàng. Hành vi này vô tình đẩy giá vàng tăng cao, chưa kể việc này người thiệt lại chính là người dân.

2. Người dân cũng không nên quá mê tín để rồi dễ bị kẻ xấu lợi dụng, gây mất trật tự an ninh ở các cửa hàng vàng.

3. Ngày vía Thần tài các gia đình nên lau dọn bàn thờ Thần tài sạch sẽ, khi cúng lễ phải ăn mặc chỉnh tề để thể hiện sự tôn nghiêm.

Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài vô cùng quan trọng với giới doanh nhân, thương nhân. Đây không chỉ là ngày cảm ơn thần Tài đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong đổi vía, lấy vía của Thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc.

Theo tín ngưỡng dân gian, cứ vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng âm lịch, nhà nhà lại nô nức đi sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài để cầu xin làm ăn thuận lợi, phát đạt trong năm mới.

Trong đó, mua vàng với mong muốn “buôn may bán đắt” là một phong tục không thể thiếu, bởi vàng là tượng trưng cho giàu sang và phú quý.

Người ta tin rằng mua vàng trong ngày vía Thần tài và cất vàng trong két, trong ví hay để ở những nơi gần gũi với gia chủ sẽ mang lại tài lộc, sung túc cho cả năm.

Tuy nhiên, mua vàng đầu năm không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà vàng còn được coi là kênh đầu tư an toàn của nhiều người Việt.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia phong thủy, GS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng, chiêu quảng cáo bán vàng là không đúng đạo. Thờ cúng kính đạo là đúng nhưng phải chuẩn mực và chính đạo. Dựa vía Thần Tài để hô hào người dân đi mua vàng lại là chuyện khác chẳng liên quan đến Thần Tài.

Bài văn khấn cúng vía Thần Tài

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy Thần tài vị tiền
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm Kỷ Hợi
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Lễ vật cúng Vía Thần tài

Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.

Lễ vật thường mua: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt. Dân gian cũng truyền rằng, Thần Tài rất thích món heo quay, chuối chín vàng.

Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Ngoài ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, mọi người vẫn chọn mùng 10 âm lịch hàng tháng để cúng Thần tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó.

hotline
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI Freeship Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai